Tình hình bệnh sởi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận đang diễn biến phức tạp. Bệnh viện 30-4 khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là đối với trẻ em và người lớn chưa có miễn dịch với sởi.

Theo thông tin từ Sở Y tế TP.HCM, tính từ đầu đợt dịch đến nay, các bệnh viện của Thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp nhận 8.087 ca bệnh sởi từ các quận huyện của Thành phố (trong đó có 4781 ca nội trú và 3306 ca ngoại trú) và 12.226 ca bệnh sởi từ các tỉnh khác (trong đó 7681 ca nội trú và 4545 ca ngoại trú). Trong tổng số 8087 ca mắc của Thành phố, có 151 ca cần hỗ trợ hô hấp, chiếm tỷ lệ 1,6%; số tử vong là 7 ca (5 ca trong năm 2024 và 2 ca năm 2025) chiếm tỷ lệ 0.8/1000, tất cả các trường hợp tử vong là những trẻ có các bệnh lý bẩm sinh hoặc bệnh lý nền nặng, không được tiêm chủng vắc xin trước đó.

Trung tá BS.CKI Phạm Thị Thanh Viên, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện 30-4, cho biết: “Chúng tôi nhận thấy nguy cơ lây lan bệnh sởi trong cộng đồng là hiện hữu. Đặc biệt, với sự di chuyển dân cư gia tăng trong các dịp lễ, Tết, nguy cơ này càng tăng cao. Việc tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất.”

⚠️Các biện pháp phòng ngừa được khuyến cáo:

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch:

+ Trẻ em cần tiêm 2 mũi vắc xin sởi theo lịch tiêm chủng mở rộng (9 tháng và 18 tháng tuổi).

+ Tại TP. Hồ Chí Minh, theo quyết định của Bộ Y tế, trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi cần được tiêm bổ sung vắc xin sởi để tăng cường phòng dịch. Sau đó, trẻ vẫn cần được tiêm đủ 2 mũi theo lịch tiêm chủng mở rộng.

+ Người lớn chưa có miễn dịch cần tiêm 2 mũi MMR cách nhau 1 tháng.

Chủ động tiêm phòng: Người lớn nên chủ động tiêm phòng để bảo vệ bản thân và cộng đồng.

Nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh: Khi có dấu hiệu sốt, phát ban, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị.

Giữ vệ sinh cá nhân: Đeo khẩu trang khi đến nơi đông người. Tránh tiếp xúc với người bệnh.

Bệnh viện 30-4 đã tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm các ca bệnh sởi và chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực để điều trị cho bệnh nhân. Bệnh viện cũng sẽ tổ chức các hoạt động truyền thông, tư vấn cho người dân về phòng chống bệnh sởi.

Bệnh viện 30-4 kêu gọi người dân nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng.

Phan Đức

Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'Khái niệm SỞI BỆNH Sởi S là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây ra. Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. ệnh nguy hiểm vì khả năng lây nhiễm cao, có thể gây dịch. Nếu không được chăm sóc đúng cách dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm thậm chí tử vong. Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em TEA SOYTETP.HÓCHIMINH MINH HCDC TUTr. Tài liệu Sởi 1'

Có thể là hình ảnh về văn bản

Có thể là hình ảnh về ‎văn bản cho biết '‎Đường lây SỞI BỆNH Trực tiếp qua dịch tiết hô hấp của người bệnh như ho, hắt hơi, nước bọt,. 4 ngày trước khi nổi ban và 4 ngày sau nổi ban. Khả năng gây bệnh 100% ở người chưa có miễn dịch. Lây truyền mạnh trong những tập thể chưa có miễn dịch (nhà trẻ, mẫu giáo,. Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em خم SỚYTẾTP H6cΗ SỚYTÉTR.NÓCHIM MINH HCDC กาแนคงกสุมพาสการห Tài liệu Sởi 3‎'‎

Có thể là hình ảnh về văn bản

Có thể là hình ảnh về ‎điện thoại và ‎văn bản cho biết '‎Phòng BỆNH SƠI Các biện pháp phòng bệnh khác: Hạn chế việc tiếp xúc gần người bệnh, đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, giữ vệ sinh da, mắt, mũi họng, dinh dưỡng đầy đủ để tăng sức đề kháng,... اد) Tiêm chủng là biện pháp hiệu quả để phòng bệnh sởi cho trẻ おな SOYTETP.HÓC SÓYTÉTP.HÓCHIMINH mocH MINH HCDC กากโครศกลรมุลภณาทแถม TailiệuSỏ Tài liệu Sởi 5‎'‎‎

 

Có thể là hình ảnh về văn bản