GIỚI THIỆU CHUNG

1. Tên khoa: Khoa Giải phẫu bệnh
2. Giới thiệu chung
Địa chỉ: Lầu 1, Nhà B, Bệnh viện 30-4, số 09, đường Sư Vạn Hạnh, P9, Q5, TPHCM.
Số điện thoại: 0693336657
Email: 
3. Lịch sử phát triển của khoa:
    Khoa Giải phẫu bệnh ban đầu là một bộ phận thuộc khoa Xét nghiệm, được thành lập từ 1995, gồm 1 bác sỹ và 2 kỹ thuật viên.
    Đến 1998,  khoa  Giải phẫu bệnh được thành lập theo nhu cầu thực tế của Bệnh viện.
Trải qua quá trình đi lên của bệnh viện, đến nay khoa đã phát triển về chất lượng chuyên môn, phương tiện kỹ thuật,  đáp ứng nhu cầu chẩn đoán và điều trị cho người bệnh.
4. Cơ cấu tổ chức
    Hiện nay, khoa Giải phẫu bệnh có đội ngũ nhân viên gồm 5 người trong đó 2 bác sỹ và 3 kỹ thuật viên.
Phụ trách khoa: BS.CKI. Nguyễn Trọng Ngọc
5. Chức năng và nhiệm vụ
    Chọc hút kim nhỏ để chẩn đoán tế bào học (hạch, tuyến giáp, vú, v.v…).
    Chẩn đoán tế bào học phết tế bào cổ tử cung  (Pap’s mear).
    Xét nghiệm tế bào học các loại dịch cơ thể; xét nghiệm tế bào bằng kỹ thuật đúc khối tế bào chẩn đoán (Cell block).
    Xét nghiệm mô bệnh học các bệnh phẩm sinh thiết, phẫu thuật.
    Nghiên cứu khoa học: thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học của cán bộ trong bệnh viện, hướng tới sẽ là sinh viên, học viên các trường đại học trong địa bàn, hợp tác với các tổ chức khoa học trong và ngoài nước.
6. Trang thiết bị
    Máy xử lý mô tự động.
    Máy vùi mô- đúc khối.
    Máy cắt vi thể bán tự động.
    Kính hiển vi kết nối với  máy tính.
7. Định hướng phát triển
    Phát triển về nhân lực:
    Tiếp tục đào tạo trình độ sau đại học cho các bác sĩ; tham gia các khóa đào tạo liên tục về giải phẫu bệnh và ung thư; đào tạo kỹ thuật viên đạt trình độ đại học.
     Cử các kỹ thuật viên học các lớp đào tạo thực hiện các kỹ thuật mới về giải phẫu bệnh
     Chuyên môn
     Triển khai thêm  kỹ thuật nhuộm Hóa mô miễn dịch nhằm phục vụ tốt hơn, cung cấp đầy đủ các thông tin cho các nhà lâm sàng hỗ trợ trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân.
     Phát triển thêm các xét nghiệm sinh học phân tử, tìm đột biến genEGFR, KRAS, BRAF, tình trạng MSI bằng kỹ thuật realtime-PCR.
     Đào tạo, hợp tác, nghiên cứu khoa học:
    Tiếp nhận nhiều hơn các nguồn bệnh phẩm từ các cơ sở y tế trên địa bàn.
    Mở rộng hợp tác nghiên cứu khoa học với các tổ chức trong và ngoài nước.
8. Một số hình ảnh hoạt động: