Ung thư vú thường bị lầm tưởng là căn bệnh chỉ phụ nữ mới mắc, tuy nhiên trên thực tế, ung thư vú vẫn có thể xuất hiện ở nam giới và gây ra những biến chứng nguy hiểm, có thể gây tử vong cho người bệnh.

Mới đây, Bệnh viện 30-4 đã kịp thời phát hiện và điều trị ung thư vú ở giai đoạn sớm cho người đàn ông 65 tuổi, tên Đ.N. Minh (ngụ quận 3, TP. Hồ Chí Minh).

Vú trái bệnh nhân Minh bị lở loét

Theo lời khai, ông Minh cho biết “Khoảng tháng 10 năm 2022, ngực trái ông đột nhiên xuất hiện cục u nhỏ, kích thước chỉ bằng hạt đậu. Nghĩ rằng nó chẳng sao đâu, chỉ vài ngày là nó sẽ tự hết, nên ông Minh không đi khám. Ngờ đâu, chỉ 2 tháng sau vú trái ông bắt đầu lớn dần kích thước khoảng 3cm  bị lở loét ra da và chảy máu, hạch nách trái to cứng, lúc này ông mới đến Bệnh viện 30-4 thăm khám”.

Có thể là hình ảnh về ảnh chụp X-quang và văn bản cho biết 'DANG NGOC MINH 64T 1464934 064Y M Arteria Phase Thorax^3 BV NGUC DM TM (Adult) Study time: Dec- -2022 4:50:50 Image ume Dec-19-2022 SIEMENS Emotion 16 -CT39665 21.73mm 26.78mm Ser6 InstanceNumber. eNumber. 114 114/217 512x512 .2 mm Thick 1.50mm Arterial Phase B41s KVP 130 Exposure 51mAS Exposure.time: 500 Tube current: mA Zoom: 126% 300L:4 Lossless Uncompressed'

Kết quả chụp CT-Scan của bệnh nhân Minh

Từ lời khai của Bệnh nhân cùng kết quả chẩn đoán ban đầu, các bác sĩ nhận định ông Minh có khả năng bị áp xe vú, được chụp CT-Scan: kết quả áp xe chưa loại trừ U. Để đảm bảo kết quả chính xác nhất, Bệnh nhân Minh tiếp tục được làm thêm sinh thiết lõi kim (core biopsy) tại Trung tâm Ung Bướu Bệnh viện 30-4, đây là kỹ thuật trong chẩn đoán các khối u, hạch. Kết quả, phần ngực trái của ông Minh được xác định là ung thư vú giai đoạn IIIB (cT4cN2M0 với giải phẫu bệnh Carcinom vú xâm lấn, dạng NST, độ 3, xâm nhập mô mềm; Hoá mô miễn dịch: CK7(+), CK20(-), Mamaglobulin (+))

Nhớ lại thời điểm nhận được kết quả, ông Minh cho biết mình đã bị sốc mà thốt lên: “tôi là đàn ông thì làm sao mà mắc bệnh ung thư vú được”, “các bác sĩ có nhầm lẫn kết quả với bệnh nhân nữ nào không?”.  Tuy nhiên sau khi được Bác sĩ giải thích, ông Minh đã hiểu và chấp nhận kết quả.

Ông Minh chia sẻ "Tôi đã vô cùng hoang mang và suy sụp khi biết tin mình mắc bệnh ung thư vú. Trước đây, tôi chưa bao giờ nghe nói nam giới bị ung thư vú, gia đình tôi cũng chưa từng có ai mắc bệnh này, nên chưa bao giờ tôi nghĩ đến chuyện mình có nguy cơ mắc bệnh".

Sau đó, Bệnh nhân Minh đã được điều hóa trị phác đồ AC-T với 8 chu kỳ, trong vòng 6 tháng (01/2023 – 06/2023), Sau 8 đợt hóa trị, vết thương tại núm vú khô bắt đầu lành sẹo, khối u gom nhỏ, hạch nách trái không còn sờ thấy. Bệnh nhân Minh được thực hiện phẫu thuật cắt tuyến vú trái kèm nạo hạch nách trái. Hiện tại sức khỏe bệnh nhân Minh đã ổn định.

Có thể là hình ảnh về 2 người và bệnh viện

BS Trần Hồng Lĩnh kiểm tra vết mổ cho bệnh nhân Minh

BS Trần Hồng Lĩnh, Trung tâm Ung bướu Bệnh viện 30-4 cho biết “Trước nay, khi nhắc đến ung thư vú, thì người ta mặc định sẽ nghĩ đến chỉ phụ nữ mới bị. Nhưng thực tế ở Nam giới vẫn xuất hiện ung thư vú, nhưng tỉ lệ rất nhỏ, chỉ chiếm chưa đến 1% trong số các loại ung thư ở Nam giới. Vì vậy, bệnh nhân bị ung thư vú dễ bị chẩn đoán nhầm là bị áp se vú hoặc phì đại tuyến vú”.

Đặc thù ung thư vú ở nam là mô tuyến rất mỏng, thường chỉ có da và núm vú. Nếu để ý kỹ sẽ có thể phát hiện từ giai đoạn sớm. Dấu hiệu nhận biết thông thường là: vú ở một bên tăng kích thước, to hơn bất thường so với vú còn lại, có u cục ở vú, tụt nấm vú, hoặc tiết dịch núm vú (màu vàng, đỏ, hoặc nâu).

Vì lầm tưởng ung thư vú chỉ nữ giới mới mắc nên nhiều nam giới khi đến khám và điều trị đã ở giai đoạn muộn, việc điều trị sẽ khó khăn, tốn kém, hiệu quả hạn chế, đặc biệt tiên lượng sống giảm dần theo theo giai đoạn bệnh. Theo một số thống kê trên thế giới, bệnh nhân phát hiện ung thứ vú ở giai đoạn muộn, thường được tiên lượng sống không quá 5 năm. Vì vậy, khi vùng ngực những dấu hiệu trên, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để thăm khám, BS Lĩnh nhấn mạnh thêm.

Có nhiều yếu tố dẫn đến nguy cơ ung thư vú, có thể kể đến đó là: tuổi tác, mặc dù ung thư vú có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên nhiều thống kê cho thấy càng nhiều tuổi thì nguy cơ ung thư vú càng cao. Độ tuổi trung bình dễ mắc từ 50-70; người mang gen đột biến liên quan đến ung thư vú, mất cân bằng nội tiết (thừa cân, béo phì, xơ gan), người có tiền sử chiếu xạ vào vùng ngực,…

Để phòng ngừa bị ung thư vú ở nam giới, BS Lĩnh khuyến cáo: cần có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, hạn chế sử dụng rượu bia, tránh thuốc lá, tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại hoặc bức xạ, duy trì tập thể dục, rèn luyện thể chất hàng ngày… hằng năm nên thực hiện khám sức khỏe định kỳ hoặc chủ động tầm soát…

Phan Đức